Xử lý nước

BIMICOM - Xử lý nước

BIMICOM - Xử lý nước

Tẩy rửa nồi hơi

1. Khái niệm về lò hơi, nồi hơi

Về khái niệm chung thì nồi hơi (hay còn gọi là lò hơi) có tên tiếng anh là Steam Boiler. Là thiết bị sử dụng nhiên liệu đốt để đun sôi nước tạo thành hơi nước mang nhiệt để phục vụ cho nhu cầu về nhiệt ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng mà công ty sản xuất lò hơi sẽ tạo ra loại lò hơi có nhiệt độ và áp suất thích hợp. Tùy vào loại lò hơi mà giữa các khái niệm sẽ có sự khác nhau.

2. Tại sao phải tẩy rửa lò hơi, nồi hơi

  • Làm sạch trên 95% cáu cặn bám trong lò hơi
  • Giảm tiêu hao nhiên liệu đốt do lớp cặn làm cách nhiệt
  • Giảm nguy cơ nứt gãy đường ống, hư hỏng do quá nhiệt.
  • Lò hơi hoạt động hiệu suất cao, tiết kiệm, an toàn.
  • Thực hiện vào cả ngày lẫn đêm, kể cả các ngày lễ

4. Quy trình tẩy rửa lò hơi, nồi hơi

Bước 1 : Khảo sát lò hơi và lên phương án tẩy cáu cặn lò hơi.

Khảo sát tổng quát về lò hơi như :

  • Kiểu lò hơi.
  • nhiên liệu đốt.
  • Công xuất làm việc, hiệu xuất…..
  • Tổng độ cứng của nước cấp lò hơi.
  • Lượng nước tiêu thụ khi hoạt động.
  • Thời gian lò hơi hoạt đông….

Bước 2: Tẩy cáu cặn lò hơi.

1. Trước khi tẩy cáu cặn lò hơi thì ta phải dừng hoạt động của lò hơi

  • Dừng cấp nhiệt cho lò hơi.
  • Hạ áp trong lò hơi theo đường xả đáy.
  • Kiểm tra lò hơi, các van cấp hơi, cấp nước….

2. Tiến hành tẩy cáu cặn lò hơi

  • Đóng tất cả các van xả đáy, các cửa xả, và kiểm tra đọ kín của các gioăng.
  • Bơm nước sạch vào lò hơi.
  • Bơm hóa chất vào lò hơi.
  • Khi hóa chất đã bơm vào lò đủ định mức thì ta tiến hành lăp bơm tuần hoàn và bắt đầu tính thời gian cho công việc tảy cáu cặn lò hơi.
  • Định kỳ ta kiểm tra lượng hóa chất đã tiêu tốn hòa tan cáu cặn và khả năng hoà tan cáu cặn trong lò hơi.

Bước 3 : Rửa và trung hòa.

  • Tẩy cáu cặn lò hơi xong ta tiến hành xả bỏ dung dịch tẩy.
  • Xả bỏ dung dịch tẩy xong ta bơm nước sạch vào và rửa. Xong ta bơm hóa chất trung hòa vào lò hơi để ngâm trong khoảng từ 15 đến 30 phút rồi xả hết và tiến hành bơm nước sạch vào rửa.
  • Sau khi các bước tẩy rửa đã hoàn thành thì ta tiến hành thử áp xuất tĩnh.

Bước 4 : Thử áp lực và vận hành.

  • Sau khi thử áp xuất tĩnh xong ta tiến hành thử áp lực và vận hành.
  • Bơm nước vào lò hơi theo định mức.
  • Vận hành lò hơi theo từng áp xuất và cho dừng để kiểm tra cho đến khi nào đạt áp xuất cần sử dụng.

Bước 5 : Kiểm tra, nghiệm thu.

  • Để cho lò hơi chạy ổn định một thời gian, ta kiểm tra lại các thông số và các van,gioăng……đạt yêu cầu thì ta tiến hành bàn giao lò hơi.
  • Trong quá trình tẩy cáu cặn lò hơi người thực hiện phải sử dụng các hóa chất, thiết bị đảm bảo chất lượng để tránh làm hư hỏng các bộ phận của lò hơi.

=>> Tẩy cáu cặn lò hơi phải tuân thủ đúng quy trình, các bước để có hiệu quả tốt nhất.

5. Rửa và trung hoà lò hơi, nồi hơi

  • Khi quá trình tẩy cáu cặn đã đủ thời gian quy định thì ta tiến hành kiểm tra trước khi tháo xả dung dịch tẩy.
  • Kiểm tra bằng mắt thường (quan sát tại các cửa mở của thiết bị)
  • Kiểm tra pH của dung dịch sau thời gian tẩy.
  • Khi các khâu kiểm tra hoàn tất và đạt yêu cầu thì ta tiến hành xả hết dịch trong nồi hơi – lò hơi bằng các van xả đáy.
  • Sau khi xả hết hoá chất ta bơm nước sạch vào đầy phần chứa nước và ngâm trong 10 phút rồi xả Khi quá trình rửa đã hoàn tất thì ta tiến hành bơm nước sạch vào thiết bị với lượng V = 1/2 thể tích. Sau đó ta cho hoá chất trung hoà vào nồi hơi – lò hơi và tiếp tục bơm nước vào cho đầy. Ngâm trong thời gian 10 -15 phút rồi xả hết và tiếp tục bơm nước sạch vào nồi rửa 1-2 lần thì nồi đã hoàn tất quá trình tẩy cáu cặn….
  • Khi các khâu thực hiện trong việc tẩy cáu cặn hoàn tất theo quy trình thì ta tiến hành kiểm tra nghiệm thu sau quá trình tẩy và được thực hiện theo các bước sau:
  • Tháo các mặt bích của thiết bị để kiểm tra
  • Khi các khâu kiêm tra đã hoàn tất thì ta tiến hành lắp, đấu nối các van, mặt bích của thiết bị vào hệ thống chung và hoạt động bình thường. Khi mọi thông số đã đạt theo yêu cầu thì thiết bị có thể hoạt động bình thường theo quy trình Công ty đã quy định.

6. Hóa chất sử dụng để tẩy rửa lò hơi

Cáu cặn lò hơi là nỗi ám ảnh, là vấn đề cấp bách đem lại nhiều lo lắng cho các doanh nghiệp hiện nay. Để tẩy rửa lò hơi hiệu quả quý khách tham khảo các sản phẩm hóa chất tẩy rửa lò hơi của Bình Minh Tại Đây

7. Dịch vụ tẩy rửa lò hơi, nồi hơi

Bình Minh với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp hóa chất và dịch vụ tẩy rửa lò hơi, nồi hơi với sự tin tưởng của hơn 500 khách hàng là các tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết, những sản phẩm do Bình Minh cung cấp không chỉ xử lý được vấn đề của bạn đang gặp phải mà còn vô cùng thân thiện với môi trường……..

Cần hỗ trợ tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Trong đời sống ngày nay cáu cặn trong đường ống dẫn nước đang là một vấn đề xảy ra rất phổ biến trong đời sống và các hoạt động công nghiệp. Vậy cáu cặn là gì? Cách xử lý cáu cặn trong tháp giải nhiệt nước cooling tower, hệ thống chiller làm mát, lò hơi công nghiệp sẽ được mô tả chi tiết trong bài viết.

Cáu cặn được hình thành từ đâu?

Để biết được cáu cặn hình thành như thế nào? Trước hết ta cần hiểu bản chất của nước cứng để có cái nhìn tổng quan về cáu cặn.

Nước cứng là loại nước chứa các thành phần khoáng chất cao như Ca2+ Mg2+ được hình thành khi tiếp xúc hoặc thấm qua các mỏ kim loại, đá vôi, phấn và thạch cao.

Lượng canxi và magiê hòa tan trong nước quyết định “độ cứng” của nó, được biểu thị bằng lượng canxi cacbonat tương đương tính theo phần triệu (mg/l). Không có quy chuẩn quốc tế trong phân loại nước cứng, ở VN quy chuẩn cho phép không vượt quá 300 mg/l trong nước sinh hoạt.

Trong quá trình cung cấp nước cho các thiết bị hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao, thành phần Ca2+ Mg2+ trong nước phản ứng với CO32- tạo ra muối cacbonnat tích tụ và bám vào bề mặt đường ống dẫn nước.

CO2 + H2O ⇄ HCO3– + H+ ⇄ CO32- + 2H+

Mg2+ + CO32- → MgCO3 ↓

Ca2+ + CO32- → CaCO3 ↓

Ngoài ra nước có chứa sắt hòa tan Fe2+, dưới tác động của oxi không khí, Fe2+ sẽ bị oxi hóa thành Fe3+. Ban đầu ở dạng kết tủa xốp mềm, sau dần dần chuyển sang dạng tinh thể, bám chắc vào bề mặt trao đổi, làm cho vấn đề cáu cặn càng trở nên nghiêm trọng.

⇒ Cáu cặn chính là các muối cacbonat (CaCO3, MgCO3) được hình thành trong phản ứng nêu trên và các ion Fe3+ kết tủa. Theo thời gian các muối và sắt này bám vào bề mặt thành ống làm hạn chế lưu lượng dòng chảy và giảm khả năng trao đổi nhiệt, ăn mòn các đường ống trong hệ thống giải nhiệt, lò hơi công nghiệp…

(Nguồn wikipedia)

Phương pháp xử lý cáu cặn trong tháp giải nhiệt hiệu quả nhất

Hiện nay có một số phương pháp xử lý cáu cặn phổ biến như tác động vật lý vào phần cáu cặn, sử dụng các thiết bị điện tử ngăn chặn sự bám dính. Các phương pháp này về bản chất đều không thể loại bỏ các ion khoáng chất có trong nước và ngăn sự hình thành muối cacbonat.

Để xử lý cáu cặn một cách hiệu quả nhất cần sử dụng các loại hóa chất tẩy cáu cặn, chống cáu cặn có khả năng loại bỏ các ion khoáng chất, đảm bảo an toàn cho các thiết bị công nghiệp.

Sau quy trình tẩy cáu cặn bằng hóa chất, lượng axit tồn dư trong lò hơi, hệ thống chiller làm mát, tháp giải nhiệt (cooling tower, taishin) sẽ làm ăn mòn đường ống. Các loại hóa chất có tính trung hòa axit, làm giảm độ PH trong nước giúp ngăn chặn sự ăn mòn, ức chế rong rêu và vi khuẩn phát triển.

Các vi sinh vật và rong rêu cũng là một trong những nhân tố làm ảnh hưởng sự trao đổi nhiệt trong các tháp giải nhiệt, lồi hơi công nghiệp, hệ thống làm mát.

Quy trình xử lý cáu cặn hiệu quả và an toàn cho hệ thống

Quy trình tẩy cáu cặn trong hệ thống giải nhiệt, tháp giải nhiệt cooling tower, hệ thống chiller làm mát gồm 3 bước:

Tẩy cáu cặn

Thực hiện pha trộn hóa chất tẩy cáu cặn vào nước tuần hoàn. Liều lượng tính theo tỉ lệ trong hướng dẫn sử dụng của sản phẩm.

Chạy tuần hoàn nước trong hệ thống khi đã châm hóa chất trong khoảng 3-4h và kiểm tra độ PH định kỳ cách nhau 1 tiếng kể từ khi chạy tuần hoàn nước.

Sau đó tiến hành xả đáy để loại bỏ các thành phần cáu cặn đã được xử lý.

Ức chế cáu cặn, ăn mòn

Sau khi quá trình xả đáy rửa sạch hoàn tất, lượng hóa chất tẩy cáu cặn có thể vẫn còn tồn dư, gây ăn mòn cho hệ thống đường ống. Ta cần sử dụng một loại hóa chất có khả năng ức chế ăn mòn (giảm độ PH trong nước).

Tiếp tục sử dụng hóa chất ức chế cáu cặn và ăn mòn, dùng bơm định lượng hoặc trực tiếp pha trộn vào nước tuần hoàn theo tỉ lệ.

Quy trình này yêu cầu hóa chất phải được tuần hoàn liên tục trong thời gian dài để ngăn chặn hình thành cáu cặn.

Tẩy vi sinh vật rong rêu

Đối với các hệ thống làm lạnh tuần hoàn hở như tháp giải nhiệt cooling tower, tashin, hệ thống chiller làm mát. Rong rêu và vi khuẩn thường xuất hiện trong quá trình vận hành hệ thống.

Hóa chất có tính axit nhẹ sẽ ngăn chặn sự phát triển của rong rêu và vi sinh vật.

Tổng Kho Hóa Chất Việt Nam sẽ giới thiệu cho bạn đọc 4 loại chế phẩm hóa chất sử dụng trong quy trình xử lý cáu cặn trong hệ thống giải nhiệt, lò hơi công nghiệp và các hệ thống làm mát được sử dụng phổ biến hiện nay.

Hóa chất chống cáu cặn hệ thống giải nhiệt

>>> Quý khách hàng xem chi tiết sản phẩm hóa chất chống cáu cặn hệ thống giải nhiệt TẠI ĐÂY

Dịch vụ cung cấp giải pháp chống cáu cặn hệ thống giải nhiệt

Bình Minh với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp hóa chất và cung cấp giải pháp xử lý chống cáu cặn hệ thống tháp giải nhiệt và hệ thống giải nhiệt với sự tin tưởng của hơn 500 khách hàng là các tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết, những sản phẩm do Bình Minh cung cấp không chỉ xử lý được vấn đề của bạn đang gặp phải mà còn vô cùng thân thiện với môi trường……..

Cần hỗ trợ tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ LỌC NƯỚC BÌNH MINH

Địa chỉ: Số 7 Đinh Thị Thi, Phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TPHCM

Showroom & Nhà xưởng: 8 đường 9, KDC Hồng Long, P. Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TP. HCM

Hotline: 0908.662.247

Email: cskh@bimicom.vn